Trinh nữ hoàng cung chế ngự phì đại tuyến tiền liệt và u xơ tử cung

16/12/2021

Hiếm có loại thảo dược nào được“ưu ái” như Trinh nữ Hoàng cung, khi từ xa xưa được dùng trong hoàng cung để chữa bệnh cho cung tần mỹ nữ và ngày nay người dân truyền tai nhau dùng chữa trị phì đại tuyến tiền liệt, u xơ tử cung… Tuy được sử dụng phổ biến trong dân gian là vậy nhưng mãi đến khi những thành quả nghiên cứu miệt mài từ nhiều năm của TS. DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm trong việc nghiên cứu về cây Trinh nữ Hoàng cung, Việt Nam mới biết rõ hơn về công dụng của nó. Cụm công trình nghiên cứu nàyđã tạo ra viên thuốc Crila có tác dụng chữa trị u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung, đồng thời mở ra một hướng phát triển nghiên cứu các hoạt chất sinh học chiết xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên phòng ngừa và điều trị các bệnh khối u. Năm 2010,cụm công trình nghiên cứu về cây Trinh nữ Hoàng cung của TS. Trâm đã được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
Thưa TS. Trâm! Được biết rằng bà đã có những nghiên cứu về cây Trinh nữ Hoàng cung từ năm 1990. Cơ duyên nào mà bà đã tiến hành những nghiên cứu về loại thảo dược này?
Tôi là cộng tác viên khoa học của Viện Hàn Lâm Khoa Học Bungary và đã tham gia trong nhóm nghiên cứu về cây thuốc của các nước Châu Á. Nhiệm vụ của chúng tôi là nghiên cứu tìm nguyên liệu làm thuốc từ những dược thảo dược quý, trong đó có cả những cây thuốc Châu Á. Do đó từ năm 1990, tôi đã đi khắp các vùng miền của đất nước từ Bắc đến Nam tìm kiếm cây thuốc quý và sàng lọc để tìm nguyên liệu làm thuốc từ dược thảo của Việt Nam có tác dụng chữa trị bệnh ung bướu. Trong quá trình tìm kiếm cây thuốc quý, tôi đã nhận được thông tin từ những người dân ở xứ Huế và họ cho biết ngày xưa trong cung đình thường dùng cây Tỏi lơi (hay còn gọi là Trinh nữ Hoàng cung ) để chữa bệnh u xơ tử cung cho cung tần mỹ nữ và u xơ tuyến tiền liệt (ngày nay gọi là Phì đại lành tính tuyến tiền liệt) cho quan thái giám. Lần theo thông tin này, tôi đã sưu tập được 7 cây thuộc loài náng có hình thái thực vật giống nhau. Chính những người dân đã cho tôi biết về khả năng chữa bệnh của cây náng này nhưng chính họ không biết được cây nào trong 7 cây có hiệu quả điều trị bệnh. Vì đây chỉ là thông tin theo kinh nghiệm dân gian nên việc khẳng định cây nào là cây thuốc có khả năng điều trị bệnh ung bướu đòi hỏi các nhà khoa học phải chứng minh được bằng kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học của các nhóm chất có hoạt tính sinh học ở trong cây. Đó là cơ duyên mà tôi đã chọn cây thuốc này và bắt đầu nghiên cứu từ năm 1990.
Những nghiên cứu về Trinh nữ Hoàng cung từ năm 1990 đến nay đã đem lại những kết quả như thế nào thưa bà?
Cụm công trình nghiên cứu về cây Trinh nữ Hoàng cung Việt Nam đã tạo ra viên thuốc Crila, Crila Forte và được nghiên cứu thử nghiệm trên hàng ngàn bệnh nhân theo quy chế 371 của Bộ Y tế tại các Bệnh viện: Viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM, Bệnh viện Từ Dũ. Hiệu quả điều trị bệnh u xơ tử cung đạt 79,5% và phì đại tuyến tiền liệt đạt 89,18% cho kết quả tích cực.
Cụm công trình còn tạo được một vùng trồng cây Trinh nữ Hoàng cung thuần chủng và vùng trồng này đã được áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc”theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Do đó,vùng trồng đã được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế chứng nhận là vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO đầu tiên của Việt Nam.Vùng trồng cây Trinh nữ Hoàng cung rộng hơn 50 ha có thể thay thế cho nhà máy tổng hợp hóa học các hợp chất kháng u. Vùng trồng cây Trinh nữ hoàng cung không thải các chất ô nhiễm mà làm cho môi trường ngày càng xanh sạch. Khi phát triển vùng trồng Trinh nữ Hoàng cung đã tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và xuất khẩu sản phẩm thuốc Crila góp phần bình ổn giá thuốc, tăng thu nhập ngoại tệ.  
Sản phẩm thuốc Crila được ra đời từ các công trình nghiên cứu khoa học về cây Trinh nữ Hoàng cung – nghiên cứu nuôi trồng thu hái, nghiên cứu chọn giống dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc tính di truyền riêng biệt (ADN) của các cây náng có ở Việt Nam và cây Trinh nữ Hoàng cung, nghiên cứu thành phần hóa học đã xác định các alcaloid và các flavonoid có tác dụng ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển các tế bào khối u, kích thích miễn dịch, nghiên cứu bào chế thiết lập công thức mới và chọn được dạng bào chế thích hợp cho bệnh nhân dễ sử dụng, nghiên cứu lâm sàng tại các Bệnh viện đã chứng minh viên thuốc an toàn chất lượng, đạt hiệu quả điều trị cao.


TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm thăm vùng trồng Trinh nữ Crila

Cây thuốc mà TS.Trâm sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc Crila, Crila Forte có tên khoa học là Trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh) có sự khác biệt gì so với các cây náng khác có ở Việt Nam mà nhân dân ta thường nhầm lẫn là cây Trinh nữ Hoàng cung ?
Qua nghiên cứu về cây Trinh nữ Crila cho thấy có sự khác biệt về gen (ADN) và thành phần hóa học nên dẫn đến sự khác biệt về tác dụng sinh học cũng như hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, nếu sử dụng không đúng cây mà tôi nghiên cứu mà lại sử dụng những cây náng khác không có hoạt chất sinh học ức chế sự phát triển tế bào khối u, kích thích miễn dịch sẽ không có khả năng chữa trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung, không những thế những cây náng đó còn có một số cây có độc tính ảnh hưởng đến gan, thận. Ngoài ra giữa chúng còn có sự khác biệt về hình thái thực vật, nhưng sự khác biệt này người dân thường rất khó phân biệt được,chỉ khi cây ra hoa mới có thể phân biệt được. Nhưng cây Trinh nữ Hoàng cung chỉ ra hoa khi cây đã được trồng từ 3 năm đến 6 năm. Do đó, người bệnh không thể phân biệt được, mà phải dựa vào các nhà thực vật học giàu kinh nghiệm. Để đảm bảo sức khỏe cho mình, người bệnh nên chọn sản phẩm từ nhà sản xuất có công trình nghiên cứu khoa học đảm bảo an toàn cho người bệnh và hiệu quả điều trị cao.
Hiện nay, giống cây trồng Trinh nữ Hoàng cung chữa bệnh u xơ tử cung, phì đại tuyến tiền liệt và các bệnh khối u khác có tên khoa học Trinh nữ Crila – Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh. Ngày 16 tháng 08 năm 2015, Cục Trồng trọt cấp bằng bảo hộ giống cây trồng “Trinh nữ Crila” theo số 26.VN.2015.
TS. Trâm có thể cho biết sự khác biệt về tác dụng chữa bệnh giữa nước sắc lá khô và nước sắc lá tươi của cây Trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh)?
Các chất có hoạt tinh sinh học trong Trinh nữ Crila là các alcaloid bền vững với nhiệt độ cao, do đó khi phơi nắng không làm ảnh hưởng đến các hoạt chất ở trong lá. Bởi vậy, sử dụng lá tươi hay lá khô đều có hiệu quả như nhau. Nhưng khi sử dụng lá khô có một công đoạn sao khô hạ thổ nên lá có mùi thơm dễ uống hơn là lá tươi. Hơn nữa lá được phơi dưới ánh nắng mặt trời thì được tiệt trùng cho nên tốt cho người sử dụng. Hiện nay, để tiết kiệm thời gian, sử dụng sản phẩm có hiệu quả điều trị cao và thuận tiện người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm đã được sản xuất từ những phân đoạn alcaloid và flavonoid, chiết xuất từ lá và hoa cây Trinh nữ Crila với những hệ dung môi thích hợp không gây độc cho cơ thể người.
Tổng đài tư vấn miễn cước 1800. 6045