Thuốc Việt hành trình không dễ dàng

23/09/2013
Ngày 02/04/2013, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới – Cục trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn) đã công nhận chính thức về tính khác biệt rõ ràng (có căn cứ khoa học) giữa cây trinh nữ hoàng cung mà TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm nghiên cứu để sản xuất viên nang Crila và các cây khác tại Việt Nam cũng thuộc loài Crinum latifolium L. trong quần thể Crinum ở Việt Nam. Bà có thể khái quát về hành trình để có được kết quả nhiều ý nghĩa này?
    
Để chọn đúng cây trinh nữ hoàng cung và tránh nhầm lẫn với các cây náng khác có ở Việt Nam. Từ năm 1990 tôi đã bắt đầu nghiên cứu đa hình di truyền tập đoàn các giống trinh nữ hoàng cung (7 giống) có ở Việt Nam.  Kế tiếp là nghiên cứu thành phần hóa học và đã phát hiện một cây nằm trong số 7 cây (Hình 1) có chứa nhóm alcaloid và flavonoid có tác dụng sinh học ức chế sự phát triển khối u khác với 6 cây còn lại mà nhân dân cũng thường gọi là cây trinh nữ hoàng cung thuộc loài C. latifolium L. trong quần thể Crinum ở Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu đặc điểm cấu tạo thực vật học, sự khác biệt về di truyền (AND) và thành phần hóa học. Chúng tôi khẳng định cây trinh nữ hoàng cung làm nguyên liệu sản xuất thuốc Crila là một thứ mới thuộc loài trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam. Nó được đặt tên là “Trinh nữ Crila” (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh, var. n) họ Náng (Amaryllidaceae).

Để được công nhận chính thức là giống cây trồng mới mà chúng tôi đã phát hiện và nuôi trồng. Trước tiên chúng tôi tiến hành công bố đăng trên tạp chí sinh học tập 34 số 2 (tháng 6 năm 2012)  với bài  “trinh nữ Crila – Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh, var. n. Một  thứ mới của loài trinh nữ hoàng cung – Crinum latifolium L. (Họ náng – Amaryllidaceae) ở Việt Nam”. Để công chúng và các nhà sản xuất khác hiểu được  sự khác biệt giữa cây trinh nữ Crila và các cây trinh nữ hoàng cung khác đang có ở Việt Nam GSTS KH Trần Công Khánh đã viết bài đăng trên trên báo thuốc và sức khỏe số 467 (ngày 01/01/2013) có tên “Trinh nữ Crila một thứ mới của loài trinh nữ hoàng cung”. Sau đó Tôi đã gửi hồ sơ đến Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cục trồng trọt để đăng ký bảo hộ giống cây trồng cùng với các hồ sơ khoa học chứng minh sự khác biệt giữa cây trinh nữ Crila với cây náng khác. Trên cơ sở đó cục trồng trọt đã gửi công văn chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới theo công văn số 716/TB-TT-VPBH ngày 02/04/2013 với chủ  sở hữu giống cây trồng là TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm.

Được biết, khi tên giống cây trồng mới (Crinum latifolium L. var. crilae  Tram & Khanh) chính thức được chấp nhận đơn thì các đơn vị cũng như cá nhân không thể tự ý trích dẫn hay sử dụng các kết quả nghiên cứu của TS. Trâm để quảng cáo cho sản phẩm của họ cũng như sử dụng làm cơ sở khoa học để sản xuất các sản phẩm từ trinh nữ hoàng cung. Họ không được phép trồng và phát triển cây trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae  Tram & Khanh) nếu không có sự đồng ý của tác giả. Điều này hẳn có rất nhiều ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường dược phẩm,không chỉ trong phạm vi Việt Nam?

Tôi đã phát hiện trong tự nhiên một cây thuộc loài Crinum latifolium L. có ở Việt Nam và nghiên cứu cây thuốc này để tạo ra được sản phẩm thuốc Crila, thực phẩm chức năng Crilin và trà Trinh nữ hoàng cung. Crila là thuốc điều trị u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt được chiết xuất từ lá cây trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh, var. n), Crilin được chiết xuất từ lá và hoa còn trà trinh nữ hoàng cung sản xuất 100% là lá. Ba sản phẩm trên được sản xuất từ nguyên liệu của cây Trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh, var. n) đã được nghiên cứu và chọn giống dựa trên hình thái thực vật và đặc tính di truyền riêng biệt (ADN).Công ty TNHH Thiên Dược đã nuôi trồng thu hái dược liệu này theo tiêu chí “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (GACP-WHO). Thuốc sản xuất từ nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Sản phẩm Crila, Crilin và trà Trinh nữ hoàng cung an toàn cho người bệnh. Nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng do nhiều nhà sản xuất khác tạo ra và phối hợp với cây dược liệu khác nhưng chưa được nghiên cứu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng có ý nghĩa giúp người bệnh hiểu sản phẩm chúng tôi sản xuất từ cây Trinh nữ Crila (Crinum latifolium L. var. crilae Tram & Khanh, var. n) không giống 6 cây náng khác có ở Việt Nam mà nhân dân gọi là trinh nữ hoàng cung. Điều này các công ty khác không thể lấy kết quả nghiên cứu của tôi để sử dụng đăng ký thuốc mới từ trinh nữ hoàng cung Việt Nam. Nếu họ muốn sản xuất một loại thuốc mới phải thông qua thử nghiệm lâm sàng. Bởi vì nguyên liệu đầu vào của họ không phải là cây trinh nữ Crila của chúng tôi nên họ không được Cục quản lý dược – Bộ Y tế công nhận là thuốc và cấp phép số đăng ký lưu hành. Đồng thời việc đăng ký giống cây trồng mới để công bố và bảo hộ quyền tác giả của người đã phát hiện ra một thứ mới trong loài Crinum latifolium L. có ở Việt Nam là giống cây trồng mới. Nếu đơn vị nào trồng cây Trinh nữ Crila phải có sự đồng ý của tác giả và để người tiêu dùng phân biệt giữa cây làm thuốc Crila và các cây trinh nữ hoàng cung khác.

Các cộng sự đã và đang làm với cây trinh nữ Crila ( Crinum latifolium L.var,crilae Tram & Khanh) đã tạo ra một mô hình nghiên cứu,chuẩn hóa, phát triển cây thuốc của Việt Nam có thể hội nhập được thị trường quốc tế. Điều này đã được Nhà nước, Bộ Y tế và một số tổ chức có uy tín khác công nhận bằng khá nhiều giải thưởng,bằng khen… Tuy nhiên, một sản phẩm khoa học chỉ thực sự có sức sống khi khẳng định được ý nghĩa của nó trong cuộc sống. Bà và các cộng sự đã làm gì để viên thuốc Crila trở thành sự lựa chọn của bệnh nhân u xơ tử cung/tiền liệt tuyến ? Công ty Thiên Dược có những “hành động” gì để hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên sử dụng thuốc Việt Nam của Bộ Y tế ?

Để viên thuốc Crila trở thành sự lựa chọn của bệnh nhân u xở cung và phì đại tuyến tiền liệt chúng tôi đã đưa thông tin cho công chúng hiểu về sản phẩm Crila thông qua các kênh truyền hình và báo chí.  Tôi đã cùng với cộng sự công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí hay kênh truyền hình nổi tiếng về y học, sinh học. Ở trong nước chúng tôi đăng trên 8 tạp chí như:  Tạp chí dược học số 8 năm 2000, tạp chí dược học số 2 năm 2001, tạp chí dược học số 11 năm 2001, tạp chí dược học số 5 năm 2008, tạp chí dược học số 4 năm 2011, tạp chí dược học số 5 năm 2013, tạp chí dược học số 6 năm 2013 và tạp chí sinh học. Ngoài ra công trình nghiên cứu còn được đăng tải trên 9 tạp chí nước ngoài như: Z Naturforsch, J.Essent. Oil Res., Fitoterapia, Experimental Pathology and Parasitology 1999 , Experimental Pathology and Parasitology 2001, International Immunopharmacology , National Congress of Anatomy, Histology and Embryology with International Participation,  Scientia pharmaceutica, Journal of Medicinal Plant and Natural Product Research. Công ty Thiên Dược đã mở website www.thienduoc.com và đăng thông tin sản phẩm trên các trang: www.thuocbietduoc.com.vn, www.suckhoedoisong.vn hay vnexpress.net. Tại thị trường Mỹ những kênh truyền hình nổi  tiếng về sức khỏe như Healing Quest đã phát sóng bộ phim về TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và đăng tải thông tin trên tờ Nhật báo San Jose Mercury News (Mỹ).  Để hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên sử dụng thuốc Việt Nam của Bộ Y tế. Công ty Thiên Dược đã tham gia tài trợ bạc cho chương trình “thuốc Việt Nam” vào ngày 27/02/2013 tại nhà hát lớn TP. Hồ Chí  Minh do Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì.

THUOÁC VIEÄT HAØNH TRÌNH KHOÂNG DEÃ DAØNG